Tiếp nhận Sài Gòn (bài hát)

"Sài Gòn" đã nhận được nhiều đánh giá ấn tượng từ giới chuyên môn và người nghe. Bài bình luận của trang Nhacxua nhận xét bài hát có giai điệu cha-cha-chá "rộn rã, dễ nhớ, nhất là điệp khúc "Sài Gòn đẹp lắm" đơn giản và dễ nghe, dễ thuộc", đồng thời cũng gọi đây là "Ca khúc bất tử xuyên thời gian và biên giới".[2] Viết cho báo Người lao động, nhà báo Nguyễn Thụy Kha đã cho biết ở Sài Gòn trước năm 1975 cũng có nhiều nhạc sĩ viết bài ca ngợi thành phố nhưng chỉ đến bài hát này thì Sài Gòn "mới thực sự có "Sài Gòn ca" của chính mình", đồng thời cũng nhận định không có bài hát nào "rất Sài Gòn" như "Sài Gòn", với các đoạn chuyển nhạc "thực sự trẻ trung, sôi động".[4] RFA thì cảm nhận bài hát là "vẽ nên những nét say sưa náo nức của những người đất Bắc vừa giã từ Hà Nội mới tan khói lửa chiến tranh để vào tới thủ đô của xứ miền Nam nắng ấm thanh bình với tình người rộn rã nơi nơi".[5]

Vì phần điệp khúc của bài hát, "Sài Gòn" đã bị nhiều người nhầm sang tên "Sài Gòn đẹp lắm".[2][3] Ca khúc sau đó được đưa vào ấn phẩm thứ 44 trong danh sách "1001 bài ca hay" của nhạc sĩ Duy Khánh, xuất bản ngày 28 tháng 8 năm 1965.[1][3] Bài hát cũng được liệt kê vào "những bài hát nổi tiếng về Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh" trong cuốn sách 300 câu hỏi, 300 năm Sài Gòn của tác giả Trọng Dật Dương phát hành năm 1998[6] và nằm trong cuốn sách 99 bài hát được nhiều người yêu thích, xuất bản năm 2001.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sài Gòn (bài hát) //www.worldcat.org/oclc/45698800 //www.worldcat.org/oclc/61448795 https://www.youtube.com/watch?v=LZbbPLa3M5g https://www.youtube.com/watch?v=qwNiZF3Sjdg https://vangson.info/nhac-vang/sai-gon-y-van.html https://web.archive.org/web/20171011143059/http://... https://web.archive.org/web/20181105215828/https:/... https://web.archive.org/web/20210817031408/https:/... https://web.archive.org/web/20211110124826/https:/... https://web.archive.org/web/20220201153403/https:/...